Quy định về con dấu doanh nghiệp bạn cần biết

Bạn là chủ doanh nghiệp, kế toán, nhân viên pháp chế hay chỉ đơn giản là người quan tâm đến pháp luật? Việc hiểu rõ về quy định về con dấu doanh nghiệp là điều vô cùng quan trọng để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra hợp pháp, an toàn và hiệu quả. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết quy định về con dấu doanh nghiệp. Cùng FPT BizNext tham khảo ngay thông tin dưới đây.

Con dấu doanh nghiệp là gì?

Con dấu doanh nghiệp là một yếu tố không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh, có vai trò quan trọng trong việc xác thực, đại diện và tạo ra tính pháp lý cho các hoạt động của doanh nghiệp. 

Con dấu doanh nghiệp chính là phương tiện sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ của doanh nghiệp. Con dấu là dấu hiệu đặc biệt, không trùng lặp, nhằm phân biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Chính vì lẽ đó mà việc hiểu rõ về con dấu doanh nghiệp, cũng như tuân thủ các quy định về việc sử dụng và quản lý con dấu là điều cần thiết để tránh các rủi ro.

con-dau-doanh-nghiep (2)

Con dấu doanh nghiệp được quy định mới nhất như thế nào?

Theo Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về con dấu doanh nghiệp như sau:

– Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

– Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.

– Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.

>> Xem thêm: Mở tài khoản ngân hàng công ty cần những gì?

Con dấu doanh nghiệp có hiệu lực từ bao giờ?

Trước đây, khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định con dấu của doanh nghiệp như sau:

Con dấu của doanh nghiệp

2. Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Tuy nhiên Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã bỏ quy định trên. Cụ thể tại khoản 2 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

Dấu của doanh nghiệp

2. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.

Như vậy, hiện nay doanh nghiệp sẽ không cần thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu trước khi sử dụng. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.

Do đó, con dấu doanh nghiệp sẽ có hiệu lực ngay khi hoàn thành việc khắc dấu/mua chữ ký số mà không cần phải đợi đăng tải mẫu dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp như trước.

Có bắt buộc ghi mã số thuế doanh nghiệp trên con dấu không?

con-dau-doanh-nghiep-1

Trước đây, theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:

Con dấu của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:

a) Tên doanh nghiệp;

b) Mã số doanh nghiệp.

Theo Luật Doanh nghiệp 2014 quy định bắt buộc phải có mã số doanh nghiệp trên nội dung con dấu doanh nghiệp.

Tuy nhiên, hiện nay căn cứ Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

Dấu của doanh nghiệp

1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

2. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.

3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.

Theo quy định về sử dụng con dấu của doanh nghiệp tại khoản 2 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp.

Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ được toàn quyền quyết định về nội dung của dấu mình sử dụng mà không phải chịu ràng buộc bởi quy định pháp luật.

Do vậy, doanh nghiệp có thể ghi thông tin như tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính. Việc ghi mã số thuế trên con dấu không phải quy định bắt buộc, nhưng nếu doanh nghiệp muốn thì có thể thêm thông tin này để dễ dàng hơn trong các giao dịch cũng như thuận tiện trong việc nhận diện và quản lý thuế.

Con dấu doanh nghiệp là một yếu tố không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh. Việc nắm vững các quy định về con dấu, bao gồm cả những thay đổi mới nhất, giúp doanh nghiệp đảm bảo tính hợp pháp, an toàn và hiệu quả trong các giao dịch, hợp đồng và các hoạt động khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *