Hộ kinh doanh là gì? Hộ kinh doanh có phải doanh nghiệp không?

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam không ngừng phát triển, các hình thức kinh doanh đa dạng đã và đang đóng góp vai trò quan trọng vào sự tăng trưởng chung. Bên cạnh những doanh nghiệp lớn, các hộ kinh doanh (HKD) nhỏ lẻ len lỏi vào mọi ngóc ngách của đời sống, từ những sạp hàng nhỏ ven đường đến những cửa hàng tiện lợi. Vậy, hộ kinh doanh là gìhộ kinh doanh có phải doanh nghiệp không? Bài viết này sẽ đi sâu vào tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm, cũng như vai trò của hộ trong bức tranh kinh tế hiện tại.

Hộ kinh doanh là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định về hộ kinh doanh như sau:

Hộ kinh doanh

  1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Như vậy, hộ kinh doanh là tổ chức kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh.

Đặc điểm của hộ kinh doanh

Một số đặc điểm nổi bật của hộ kinh doanh:

  • Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân.
  • Cá nhân hoặc hộ gia đình đều có thể đăng ký thành lập hộ kinh doanh.
  • Cá nhân hoặc hộ gia đình chỉ được thành lập một hộ kinh doanh duy nhất. Cá nhân vẫn có quyền mua cổ phần, góp vốn trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
  • Cá nhân góp vốn hoặc tự thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

ho-kinh-doanh-la-gi-ho-kinh-doanh-co-phai-doanh-nghiep-khong-1

Hộ kinh doanh có phải doanh nghiệp không?

Theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp được định nghĩa như sau;

Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

Ngoài ra, quy định về mã số thuế hộ kinh doanh và mã số thuế doanh nghiệp như sau:

Theo điểm e khoản 3 Điều 30 Luật Quản lý thuế 2019 quy định mã số thuế cấp cho hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là mã số thuế cấp cho cá nhân người đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp, mã số này đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp và tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực.

Từ các quy định nêu trên có thể thấy:

– Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch.

– Hộ kinh doanh là tổ chức kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.

– Mã số thuế doanh nghiệp là mã số doanh nghiệp không được cấp lại cho tổ chức hoặc cá nhân khác.

– Mã số thuế hộ kinh doanh đồng thời là mã số thuế cấp cho cá nhân người đại diện hộ kinh doanh.

Như vậy, từ các quy định nêu trên thì hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp. Hộ kinh doanh không yêu cầu hệ thống quản lý phức tạp như các doanh nghiệp lớn nhưng vẫn cần phải kiểm soát tài chính và hàng hóa.

Sự khác nhau giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp

Tiêu chíHộ kinh doanhDoanh nghiệp
Thủ tục thành lậpĐơn giảnPhức tạp hơn
Quy môQuy mô kinh doanh nhỏ:

– 1 người chỉ được lập 1 hộ kinh doanh duy nhất không được phép chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;

– Chỉ được phép kinh doanh một ngành, nghề đã đăng ký;

– Không được phép xuất, nhập khẩu.

Quy mô kinh doanh lớn:

– Không giới hạn quy môn có thể mở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và phát triển ra nước ngoài;

– Tự do kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật không cấm;

– Được phép xuất, nhập khẩu.

Về quản lý hoạt độngTrực tiếp từ người chủ HKDDựa trên điều lệ, nhiều thành viên nên cần bỏ phiếu và họp thống nhất mới đưa ra quyết định
Mức thuế thu nhậpDựa trên doanh thu kê khai đầu năm tài chính20% trên tổng lợi nhuận thực tế giao dịch
Tài khoản ngân hàngCó thể sử dụng tài khoản cá nhânBắt buộc phải có tài khoản ngân hàng doanh nghiệp riêng biệt

ho-kinh-doanh-la-gi-ho-kinh-doanh-co-phai-doanh-nghiep-khong (1)

Lưu ý: Từ 01/6/2025, hộ kinh doanh có doanh thu lớn từ 01 tỉ/năm phải thực hiện xuất hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối dữ liệu với cơ quan thuế, đồng nghĩa với việc không còn phải nộp thuế theo phương pháp khoán.

Đồng thời, ngày 17/5/2025, Quốc hội thông qua Nghị quyết 198/2025/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết 198/2025/QH15 nêu rõ, hộ, cá nhân kinh doanh không áp dụng phương pháp khoán thuế từ ngày 01/01/2026 và hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo pháp luật về quản lý thuế.

Hộ kinh doanh là một hình thức kinh doanh phổ biến, linh hoạt và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Mặc dù có những khác biệt rõ rệt so với doanh nghiệp về quy mô, thủ tục và quản lý, nhưng HKD vẫn là một phần không thể thiếu, góp phần tạo ra sự đa dạng, cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển của thị trường.

Với những thay đổi trong chính sách thuế và sự định hướng từ nhà nước, tương lai của HKD được dự đoán sẽ có những bước chuyển mình mạnh mẽ, từng bước chuyên nghiệp hóa và hội nhập vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Nếu bạn đang có nhu cầu chuyển đổi từ hộ kinh doanh lên doanh nghiệp nhưng vẫn đang băn khoăn về quy trình, thủ tục? Liên hệ ngay FPT BizNext để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

>> Xem thêm: Nên thành lập doanh nghiệp hay hộ kinh doanh? 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *