Hồ sơ, thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Bạn là chủ hộ kinh doanh mong muốn bứt phá? Chuyển đổi hộ kinh doanh lên doanh nghiệp là bước đi chiến lược giúp bạn đạt được điều đó. Bài viết này sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về hồ sơ, thủ tục chuyển đổi, cùng những lợi ích khi hộ kinh doanh chuyển lên doanh nghiệp. Hãy cùng FPT BizNext theo dõi bài viết dưới đây:

Hồ sơ chuyển đổi hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Căn cứ Điều 21, 22, 23, 24 và Khoản 2 Điều 27 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp như sau:

Điều 27. Đăng ký chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp 

2. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh bao gồm bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thuế và các giấy tờ quy định tại các Điều 21, 22, 23 và 24 Nghị định này tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp, trong đó không bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định tại điểm b khoản 4 Điều 22, điểm c khoản 4 Điều 23, điểm c khoản 3 Điều 24 Nghị định này. Trường hợp doanh nghiệp được chuyển đổi từ hộ kinh doanh có nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp thuộc trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư thì hồ sơ phải có văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. 

chuyen-doi-ho-kinh-doanh-len-doanh-nghiep (1)

Như vậy, hồ sơ chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp cụ thể như sau:

Hồ sơ chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty TNHH 1 thành viên

  • Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
  • Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH 1 thành viên.
  • Điều lệ công ty TNHH 1 thành viên.
  • Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu của chủ sở hữu công ty và người đại diện theo pháp luật.

Hồ sơ chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên

  • Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
  • Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH 2 thành viên.
  • Điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
  • Danh sách thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên.
  • Bản sao CCCD/CMND/hộ chiếu của thành viên góp vốn và người đại diện theo pháp luật.

Hồ sơ chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty cổ phần

  • Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
  • Giấy đề nghị đăng ký công ty cổ phần.
  • Điều lệ công ty cổ phần.
  • Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.
  • Bản sao CCCD/CMND/hộ chiếu của thành viên góp vốn và người đại diện theo pháp luật.

Hồ sơ chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty hợp danh

  • Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
  • Giấy đề nghị đăng ký công ty hợp danh.
  • Điều lệ công ty hợp danh.
  • Danh sách thành viên công ty hợp danh.
  • Bản sao CCCD/CMND/hộ chiếu của thành viên góp vốn và người đại diện theo pháp luật.

Hồ sơ chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp tư nhân

  • Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân.
  • Điều lệ doanh nghiệp tư nhân.

Lưu ý: Trường hợp thành viên hoặc cổ đông góp vốn là tổ chức cần bổ sung thêm giấy tờ sau:

  • Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với thành viên/cổ đông là tổ chức.
  • Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp của thành viên/cổ đông là tổ chức và bản sao hợp lệ CMND/CCCD/Hộ chiếu của người được ủy quyền.

>> Xem thêm: So sánh công ty TNHH và công ty cổ phần

Lợi ích khi hộ kinh doanh chuyển lên doanh nghiệp

Những lợi ích khi kinh doanh theo loại hình doanh nghiệp:

  • Được hoạt động dưới tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, thuận tiện hơn trong các giao dịch dân sự, vay vốn ngân hàng;
  • Chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn điều lệ của công ty;
  • Nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn từ các hiệp hội nghề nghiệp, tiếp cận  được với các ưu đãi đầu tư từ nhà nước, khi hoạt động với chức năng mới, doanh nghiệp có thể huy động được sự tham gia góp vốn của tổ chức, cá nhân khác; dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn cho vay của ngân hàng, có cơ hội được mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao vị thế trên thương trường…

Đặc biệt khi hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp còn được hưởng rất nhiều chính sách hỗ trợ của nhà nước:

  • Miễn lệ thuế thu nhập doanh nghiệp trong 03 năm đầu kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu;
  • Chấm dứt việc thu, nộp lệ phí môn bài từ ngày 01/01/2026;
  • Giảm 2% thuế giá trị gia tăng áp dụng đến hết năm 2026;
  • Nhà nước bố trí kinh phí để cung cấp miễn phí các nền tảng số, phần mềm kế toán dùng chung cho doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh theo quy định của Chính phủ;
  • Cung cấp miễn phí một số dịch vụ tư vấn pháp lý, đào tạo về quản trị doanh nghiệp, kế toán, thuế, nhân sự cho doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Việc chuyển đổi hộ kinh doanh lên doanh nghiệp không chỉ là một thủ tục hành chính, mà là một bước tiến chiến lược, mở ra những cơ hội vô tận cho sự phát triển bền vững. Từ việc tuân thủ pháp luật, nâng cao uy tín thương hiệu, đến việc tiếp cận các nguồn vốn và chính sách ưu đãi từ nhà nước, mọi yếu tố đều hướng đến sự thành công. Hy vọng rằng, với những thông tin chi tiết chi sẻ trên đây, bạn đã có thêm sự tự tin và kiến thức để bắt đầu hành trình chuyển đổi. Liên hệ ngay FPT BizNext để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết về dịch vụ chuyển đổi từ hộ kinh doanh lên doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Khi nào nên thành lập công ty? Top 5 câu hỏi thường gặp nhất

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *