Bạn trăn trở về những thủ tục thành lập công ty phức tạp và không biết bắt đầu từ đâu? Với hướng dẫn chi tiết từ FPT BizNext dưới đây, bạn hoàn toàn có thể tự mình thực hiện một cách suôn sẻ. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một lộ trình rõ ràng, từ khâu chuẩn bị hồ sơ đến khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giúp bạn tự tin khởi nghiệp, tiết kiệm thời gian, chi phí và tránh những sai sót không đáng có.
Hồ sơ thành lập công ty
Tùy thuộc vào nhu cầu hoạt động và mục đích kinh doanh, bạn sẽ cần chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty phù hợp với từng loại hình mà mình muốn đăng ký. Theo quy định tại các Điều 21, 22, 23 và 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp theo từng loại hình như sau:
STT | Loại hình doanh nghiệp | Hồ sơ cần chuẩn bị |
1 | Doanh nghiệp tư nhân | (1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; (mẫu Phụ lục I-1 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
(2) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân. |
2 | Công ty hợp danh | (1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (mẫu Phụ lục I-5 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
(2) Điều lệ công ty; (3) Danh sách thành viên; (4) Bản sao các giấy tờ sau đây: – Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; – Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; – Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự; – Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành. |
3 | Công ty TNHH 2 Thành viên trở lên | (1) Giấy đề nghị đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (mẫu Phụ lục I-3 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
(2) Điều lệ của công ty trách ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; (3) Danh sách thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (mẫu Phụ lục I-6 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT); (4) Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực của các thành viên và của những người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức: – Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực. – Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực. – Đối với thành viên là tổ chức: Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác. (5) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp công ty được thành lập bởi Nhà đầu tư nước ngoài hoặc Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; (6) Bản sao Văn bản ủy quyền cho cá nhân đại diện của thành viên là tổ chức; (7) Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. |
4 | Công ty TNHH một thành viên | (1) Giấy đề nghị đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (mẫu Phụ lục I-2 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
(2) Điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu hoặc Điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu; (3) Bản sao các giấy tờ sau đây: a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền. Đối với chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự; c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành. (4) Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực; |
5 | Công ty Cổ phần | (1) Giấy đề nghị đăng ký công ty cổ phần (mẫu Phụ lục I-4 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
(2) Điều lệ của công ty cổ phần; (3) Danh sách cổ đông sáng lập của công ty cổ phần (mẫu Phụ lục I-7 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT); (4) Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (mẫu Phụ lục I-8 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT); (5) Bản sao các giấy tờ sau đây: – Giấy tờ pháp lý của cá nhân (thẻ Căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác) đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. – Giấy tờ pháp lý của tổ chức (Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác) đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự; – Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư. (6) Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. |
Quy trình, thủ tục thành lập công ty năm 2025
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Liệt kê danh sách hồ sơ thành lập công ty cần thiết:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu).
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên/cổ đông sáng lập.
- Bản sao công chứng CMND/CCCD/Hộ chiếu của thành viên/cổ đông.
- Quyết định thành lập (nếu là tổ chức).
- Giấy ủy quyền (nếu có người đại diện nộp hồ sơ).
Bước 2: Nộp hồ sơ
Chọn hình thức nộp:
Online: Qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Nhận kết quả
Thời gian xử lý: Thường từ 3-7 ngày làm việc.
Bố cáo thông tin doanh nghiệp: Nhận thông báo chấp thuận hồ sơ qua email.
Giấy chứng nhận bản gốc:
- Trực tiếp: Đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Chuyển phát nhanh: Đăng ký thông tin chuyển phát nhanh hồ sơ về địa chỉ nhận
Lưu ý: Nếu hồ sơ thành lập công ty không hợp lệ, bạn sẽ nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
Bước 4: Các thủ tục sau khi thành lập công ty
- Khắc dấu pháp nhân: Liên hệ các cơ sở khắc dấu uy tín.
- Mở tài khoản ngân hàng: Chọn ngân hàng phù hợp và làm thủ tục.
- Đăng ký chữ ký số: Để kê khai và nộp thuế điện tử.
- Khai và nộp thuế môn bài: Trong thời hạn quy định.
- Đăng ký hóa đơn điện tử: Để phát hành hóa đơn cho khách hàng.
>> Xem thêm: Hồ sơ, thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ
Điều kiện thành lập doanh nghiệp
Để đăng ký thành lập doanh nghiệp, bạn cần đảm bảo thực hiện đúng các vấn đề sau:
Xác định loại hình công ty, doanh nghiệp
Hiện nay, có 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam: Công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh.
Đặt tên doanh nghiệp
Tên công ty gồm 2 thành tố: Loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
VD: Công ty TNHH FPT BizNext thì “Công ty TNHH” là loại hình còn “FPT BizNext” là tên riêng.
Tên công ty có thể bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài, nhưng không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của công ty khác đã đăng ký trước đó trong phạm vi toàn quốc.
Mặc dù doanh nghiệp không nhất thiết phải đặt tên theo ngành nghề, nhưng để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như định hình thương hiệu sau này, doanh nghiệp nên chọn lựa tên phù hợp với ngành nghề đăng ký.
Lưu ý:
Lưu ý TÊN RIÊNG của tất cả các công ty trên lãnh thổ Việt Nam không được trùng nhau (kể cả thay đổi loại hình).
Địa chỉ trụ sở công ty
Một địa chỉ có thể đăng ký nhiều công ty.
Địa chỉ công ty nếu là chung cư/căn hộ thì phải có giấy tờ chứng minh chung cư/căn hộ đó có phần diện tích dùng làm khu văn phòng, phải có hợp đồng thuê văn phòng ký trực tiếp với chủ đầu tư.
Ngành nghề kinh doanh
Để đăng ký thành lập công ty, bạn cần xác định mã ngành kinh doanh cũng như các ngành nghề mà doanh nghiệp có thể hoạt động trong tương lai để tránh phải làm thủ tục bổ sung ngành nghề sau này, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí.
Bạn có thể tham khảo chi tiết danh mục ngành nghề kinh tế Việt Nam hoặc tra cứu mã ngành nghề dự định kinh doanh tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg.
Vốn điều lệ công ty
Vốn điều lệ là cơ sở để doanh nghiệp xác định lệ phí môn bài và cam kết nghĩa vụ tài chính với đối tác, khách hàng… Do vậy, vốn điều lệ càng cao càng chứng minh năng lực tài chính của doanh nghiệp và tạo lòng tin với đối tác, khách hàng.
Tùy vào ngành nghề kinh doanh sẽ có yêu cầu cụ thể về vốn pháp định.
Người đại diện theo pháp luật
Người đại diện theo pháp luật đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc vận hành và quản lý doanh nghiệp. Họ là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của doanh nghiệp, từ việc ký kết hợp đồng, giao dịch với đối tác, đến việc tuân thủ các quy định của pháp luật.
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có thể linh hoạt chỉ định người đại diện theo pháp luật mà không nhất thiết người đó phải nắm giữ một chức danh quản lý cụ thể nào. Điều quan trọng là người được chỉ định phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Thành lập công ty là bước khởi đầu quan trọng để biến những ý tưởng kinh doanh thành hiện thực. Với những thông tin về hồ sơ và thủ tục thành lập công ty năm 2025 được cập nhật trong bài viết này, FPT BizNext mong muốn mang đến cho bạn sự chuẩn bị tốt nhất. Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian và công sức, hãy liên hệ với chúng tôi theo HOTLINE: 0832016336 để được tư vấn và hỗ trợ trọn gói dịch vụ thành lập công ty chuyên nghiệp. Chúc bạn thành công!