Quy định về tên trùng và tên gây nhầm lẫn khi đặt tên doanh nghiệp

Việc đặt tên doanh nghiệp là một trong những bước quan trọng đầu tiên khi khởi nghiệp. Một cái tên hay, độc đáo, dễ nhớ và phù hợp với lĩnh vực kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu mạnh mẽ và tạo ấn tượng tốt với khách hàng. Tuy nhiên, không phải bất kỳ cái tên nào bạn thích cũng có thể đăng ký được. Pháp luật Việt Nam có những quy định chặt chẽ về tên trùng và tên gây nhầm lẫn khi đặt tên doanh nghiệp. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các quy định này, giúp bạn nắm vững để tránh những rắc rối pháp lý không đáng có.

Những điều cấm trong đặt tên công ty, doanh nghiệp

Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020.

Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

ten-trung-va-ten-gay-nham-lan (1)

Quy định về tên trùng và tên gây nhầm lẫn khi đặt tên doanh nghiệp

Căn cứ theo Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về tên trùng và tên gây nhầm lẫn như sau:

Tên trùng

Tên trùng của doanh nghiệp là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.

Ví dụ:

Nếu đã có một công ty mang tên “Công ty TNHH FPT IS”, thì bạn không thể đăng ký một công ty khác với tên tương tự.

Tên gây nhầm lẫn

Các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký bao gồm:

(1) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;

(2) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;

(3) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;

(4) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;

(5) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”;

(6) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;

(7) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;

(8) Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.

Ví dụ trường hợp tên gây nhầm lẫn Khác về từ “và”, “&”, “và”, “&”: “An Phát & Hưng Thịnh” và Công ty “An Phát và Hưng Thịnh”.

>> Xem thêm: Cách đặt tên công ty, doanh nghiệp đúng và dễ nhớ

Hướng dẫn thủ tục đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp 

Rất nhiều người hiện nay băn khoăn muốn thay đổi tên doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký đổi tên như thế nào? 

Căn cứ Điều 48 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp, thủ tục đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp gồm những bước sau:

Bước 1: Doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. 

Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:

– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;

– Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc đổi tên doanh nghiệp.

Bước 2: Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp nếu tên doanh nghiệp đăng ký thay đổi không trái với quy định về đặt tên doanh nghiệp.

>> Xem thêm: [Download] Mẫu giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp mới nhất

Việc đặt tên công ty, doanh nghiệp là một vấn đề quan trọng và cần được thực hiện cẩn thận, tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật để tránh những rủi ro pháp lý không đáng có. Hãy kiểm tra kỹ lưỡng trước khi nộp hồ sơ đăng ký để đảm bảo tên doanh nghiệp của bạn hợp lệ và có thể được chấp thuận.

Để tiết kiệm thời gian và đảm bảo quá trình đặt tên công ty diễn ra suôn sẻ, bạn có thể sử dụng dịch vụ hỗ trợ tư vấn và đăng ký tên doanh nghiệp tại các đơn vị chuyên nghiệp. Liên hệ ngay FPT BizNext theo HOTLINE: 0832016336 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *