Từ ngày 01/6/2025, theo quy định tại Nghị định 70/2025/NĐ-CP và Thông tư 32/2025/TT-BTC, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên trong một số lĩnh vực (bán lẻ hàng hóa, dịch vụ ăn uống, khách sạn, vận tải hành khách, vui chơi giải trí…) bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.
Tuy nhiên, có 3 trường hợp không bắt buộc phải sử dụng hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền gồm:
Doanh nghiệp đã đăng ký hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế trước ngày 01/6/2025
Theo khoản 5 Điều 12 Thông tư 32/2025/TT-BTC có quy định:
5. Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng thuộc đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định số 70/2025/NĐ-CP đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử với cơ quan thuế nhưng chưa đảm bảo là hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc dữ liệu điện tử (bao gồm các thông tin tên, địa chỉ, mã số thuế người bán; tên, địa chỉ, mã số thuế/số định danh cá nhân/số điện thoại của người mua (nếu người mua yêu cầu); tên hàng hóa, dịch vụ, đơn giá, số lượng, giá thanh toán (giá bán chưa thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán có thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp tổ chức, doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ); thời điểm lập hóa đơn và theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 70/2025/NĐ-CP)) thì đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền theo quy định.
Như vậy, theo quy định nêu trên, doanh nghiệp đang hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng như: trung tâm thương mại, siêu thị, bán lẻ (trừ ô tô, xe máy), ăn uống, nhà hàng, khách sạn, vận tải hành khách, dịch vụ vui chơi giải trí…nếu đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc dữ liệu điện tử trước ngày 01/6/2025 thì tiếp tục được sử dụng mà không phải chuyển đổi sang hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.
Các hộ, cá nhân không thuộc diện phải đăng ký hộ kinh doanh
Theo khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, các trường hợp sau không phải đăng ký hộ kinh doanh, do đó cũng không bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử:
– Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối;
– Người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, thời vụ;
– Làm dịch vụ có thu nhập thấp, không thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
Các trường hợp không phát sinh doanh thu hoặc không thuộc đối tượng lập hóa đơn
Theo Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 70/2025/NĐ-CP), những trường hợp sau không bắt buộc lập hóa đơn, đồng nghĩa với việc không cần dùng máy tính tiền:
– Không phát sinh bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ;
– Chuyển hàng nội bộ, hàng gửi bán đại lý;
– Cung cấp hàng hóa, dịch vụ không thu tiền và không thuộc diện bắt buộc lập hóa đơn theo quy định.
Chủ động tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng đúng các quy định về hóa đơn điện tử sẽ là chìa khóa giúp các hộ kinh doanh thích ứng với những thay đổi trong môi trường kinh doanh, đồng thời tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Do đó, hãy đảm bảo bạn đã nắm rõ những quy định này để có thể đưa ra những quyết định sáng suốt và hiệu quả nhất cho hoạt động kinh doanh của mình.
Liên hệ ngay FPT BizNext theo HOTLINE: 0832016336 để được tư vấn và hỗ trợ về giải pháp hóa đơn điện tử từ máy tính tiền.
>> Xem thêm: 05 trường hợp không phải đăng ký hộ kinh doanh